parallax background

PHẦN 1: SỰ VÔ CẢM TRONG XÃ HỘI. VÌ ĐÂU NÊN NỖI?

6 Tháng Bảy, 2016

Mình hiện tại không phải là một nhà giáo dục, không phải là một nhà xã hội học và cũng không phải là một nhà tâm lý học. Tuy vậy, chứng kiến trước những sự kiện trong xã hội, đặc biệt mấy năm gần đây, mình không khỏi băn khoăn, điều gì đã khiến cho vấn đề nhân cách và đạo đức xã hội lại trở thành “điểm nóng” đến như vậy? Từ đâu mà các vấn đề nhức nhối từ cướp, giết, hiếp,… lại nhan nhản được giật tít trên các trang báo từ báo mạng đến báo truyền thống và con người dường như trở nên chai lì với tất cả những sự việc đó. Họ tìm đọc các thông tin như thể một trò chơi giải trí hàng ngày, như một sự tất yếu xảy ra để minh chứng cho niềm tin được củng cố hàng ngày, rằng “xã hội là phải thế, muôn màu muôn vẻ” hay “sự đời nó vậy” dưới con mắt thờ ơ và phó mặc- hay người ta vẫn gọi là sự VÔ CẢM.

Bài viết này của mình chỉ là những nghiên cứu và đánh giá cá nhân, không phải một bài viết mang tính học thuật. Bài viết có thể dựa trên một số hiểu biết cá nhân thuộc các lĩnh vực chuyên ngành như xã hội học, tâm lý học và y học nhưng không phải là trích dẫn thuần túy từ bất kỳ một tài liệu cụ thể nào nên nếu có điểm nào chưa phù hợp, mong mọi người có thể góp ý.

PHẦN 1: SỰ VÔ CẢM TRONG XÃ HỘI. VÌ ĐÂU NÊN NỖI?

Nếu như các bạn đang cho rằng vô cảm là căn bệnh của giới trẻ thời hiện đại, do ảnh hưởng của việc tha hóa các giá trị đạo đức và nhân cách gây ra bởi sự phát triển tất yếu của khoa học công nghệ, kỹ thuật và hiện đại hóa thì thực tế hiện đáng báo động hơn thế và nguyên nhân không chỉ nằm ở đó. Thực tế là sự vô cảm không chỉ diễn ra ở những người trẻ, hơn ai hết nó còn phổ biến ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội. Và theo tôi, nguyên nhân của sự vô cảm đến từ nhiều yếu tố.

Vô cảm là gì?

Nói một cách đơn giản, vô cảm là không có cảm xúc. Việc một người nào đó thể hiện sự thờ ơ, thiếu quan tâm đến một sự việc hay hiện tượng nào đó, mà trong bài viết này tôi để cập đến khái niệm vô cảm là sự THỜ Ơ về tâm lý của việc: nhìn thấy cái xấu, cái ác mà không thấy bất mãn; nhìn thấy cái đẹp, cái tốt mà không xúc động và nhìn thấy cái đau, cái khổ mà không thấy đồng cảm, thương xót.

Con người chúng ta được tạo hóa ban cho bộ não phát triển hơn bất cứ một động vật bậc cao nào, trong đó về cơ bản các yếu tố được phát triển hơn hẳn trong não bộ được biết đến từ sự phát triển tư duy logic (vỏ não, đại não), cảm xúc (trung não) và tính cách (tiểu não). Từ những sự phát triển hơn về não bộ này khiến cho con người có sự tiến hóa đặc biệt về cảm nhận thông qua hệ thống các các giác quan, tập trung lại thành 5 loại giác quan chính, bao gồm thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác và thính giác. Sự phát triển và tiến hóa của não bộ con người, khiến cho con người khác biệt với động vật khác do chức năng ngôn ngữ và chức năng tư duy. Sự tiến hóa này của loài người là gốc rễ hình thành nên sự tiến hóa về tâm linh (tâm thức và trí tuệ). Từ sự giác ngộ và nhận thực bản thân, qua tư duy ý thức, con người tự xây dựng được cho mình những chuẩn mực đạo đức xã hội, phát triển qua hết thời đại này đến thời đại khác, tôn nào này đến tôn giáo khác. Trải qua những thời đại và tôn giáo khác nhau tuy nhiên con người đều thống nhất về những chuẩn mực đạo đức nhất định, tạo nên nền tảng đạo đức chung cho xã hội. Sự hình thành và phát triển của những nơ-ron cảm xúc giúp chúng ta nhận biết thế giới nhanh chóng thông qua 5 loại giác gian (hiện nay nhiều nhà khoa học cho rằng chúng ta có đến 7 giác quan… tuy nhiên trong phạm vi bài viết này tôi không đi sâu vào phân tích các loại giác quan nên chỉ dừng lại ở 5 loại giác quan cơ bản) và cùng với sự hình thành của niềm tin tâm linh, con người phát sinh cảm xúc khi đối diện với những sự kiện xảy ra trong cuộc sống. Cảm xúc đó phát sinh một cách tự nhiên và bình thường ở con người dù ở thời đại nào hay tôn giáo nào.

Vô cảm trước hết là không tồn tại những cảm xúc yêu ghét buồn giận một cách tự nhiên (chứ không phải có sự tham gia điều khiển của ý trí) khi chứng kiến một sự việc trái lại với niềm tin tâm linh chung của xã hội, hay nói cách khác niềm tin tâm linh của người vô cảm dường như không đi đúng hay hòa nhập chung với niềm tin tâm linh của xã hội và cộng đồng.

Chúng ta có thể dễ dàng thấy được những ví dụ điển hình của sự vô cảm như hành động bỏ mặc người đang gặp nạn mà không cứu giúp; thờ ơ với sự đau khổ của ai đó; từ chối sự giúp đỡ khi được đề nghị; thiếu cảm nhận về cái đẹp, cái hay, cái tốt bên cạnh dẫn đến mất đi cảm giác biết ơn, hàm ơn và trân trọng. Điều này không chỉ thấy ở giới trẻ thành phố (nơi mà căn bệnh ngày càng trở nên trầm trọng), nó còn phổ biến ở hầu hết mọi tầng lớp xã hội dù là nông thôn hay thành thị, dù là người trẻ hay người già. Vậy mới có chuyện người bị tai nạn giao thông không được cứu giúp hàng giờ đồng hồ trước sự bỏ mặc của những người đi đường; nữ sinh không được giúp đỡ khi bị đánh hội đồng, thậm chí còn được ghi hình lại nhưng không ai có hành động can ngăn hay nhờ người có khả năng can thiệp; hay em bé 2 tuổi ở Trung Quốc bị ô tô cán mà không ai mảy may giúp đỡ, thậm chí xe tải còn cố tình chèn qua… Sự rủi ro, sự đau khổ, cái ác, cái xấu có thể tồn tại ở mọi nơi, mọi cộng đồng mà hầu hết mọi độ tuổi, mọi giới tính đều có thể gặp phải (dĩ nhiên ở những nơi đông đúc như thành phố thì phổ biến hơn). Nhưng xã hội hiện nay đang chỉ ra sự báo động rằng số lượng người sẽ bỏ mặc đang ngày càng tăng lên. Theo khảo sát của một trang báo uy tín cách đây không lâu, khi được hỏi về việc sẽ làm gì khi chứng kiến một bạn nữ sinh bị đánh hội đồng, có đến 42% trả lời rằng sẽ bỏ đi hoặc đứng quan sát; 4% không có ý kiến cụ thể. Số còn lại chỉ có 15% cho rằng sẽ đứng ra can ngăn.

Vì đâu nên nỗi?

Ai cũng có rằng đây là sự thật đáng báo động, dù bằng nhận thức ý trí hay tâm lý tình cảm, hầu hết chúng ta đều có cảm giác tức giận hay bực bội khi một hành vi trái ngược với đạo đức xã hội xảy ra, nhưng tại sao chúng ta lại ngày càng trở nên vô cảm? Theo tôi, một số lý do chính như sau:

a. Nguyên nhân tâm lý

  • Nguyên nhân tâm lý này cũng chính là cội nguồn gốc rễ dẫn đến sự vô cảm, đó là thiếu đi tình yêu thương và sự quan tâm từ bé. Một em bé sinh ra nếu thiếu đi sự yêu thương của cha mẹ hay người thân hoặc bị bạo hành ngay từ nhỏ, em bé ấy có xu hướng lớn lên cùng với sự vô cảm bởi tác động tiêu cực của sự thiếu thốn tình thương hay tổn thương tâm lý trong quá khứ đã ăn sâu vào tiềm thức của em, khiến em quen với những bất công hay bạo hành trong xã hội. Ngoài vô cảm với đồng loại, em cũng trở nên vô cảm với bản thân, và thậm chí tự nguyện để người khác bạo hành hình vì đã quen với điều đó. Một điều nghe có vẻ không thuyết phục nhưng là sự thật, đó là những em bé bị thiếu thốn sự yêu thương, lớn lên sẽ thường ghen tị với những người hạnh phúc hơn, nên họ sẽ luôn có mong muốn để cho người khác được trải nghiệm sự đau khổ giống như bản thân mình, để mong nhận thêm sự đồng cảm. Em vì thế cũng có xu hướng ít giúp đỡ người khác vì chính em từ bé đã ít khi nhận được sự quan tâm. Tình yêu thương và sự chăm sóc này không được hay không nên hiểu là sự chiều chuộng hay đáp ứng mọi yêu cầu. Đơn giản nó là sự tôn trọng, sự nhất quán ở việc biểu đạt tình cảm trong những giới hạn đạo đức nhất định, nhằm tạo ra một môi trường tin cậy, an toàn và yêu thương.
  • Ở khía cạnh khác của nguyên nhân tâm lý đó là sự chai lì hay chai sạn (chai dạn). Khi bạn nhận quá nhiều thông tin về một loại hành vi, bạn sẽ có xu hướng quen dần với nó và giảm cảm xúc về nó so với những lần tiếp xúc đầu tiên. Ví dụ hàng ngày bạn đọc được các thông tin trái chiều trên mạng về cướp của, giết người hay hành hung, bạn sẽ dần thấy quen và thấy nó không có gì ghê gớm nữa, hay thậm chí nó giống như “chuyện thường ngày”, và dễ dàng quên nó đi, hay không bị bận tâm bởi nó. Điều này giải thích được rất nhiều cho thực trạng xã hội tại sao những người làm nghề giáo lại trở nên vô cảm với học sinh; người làm thầy thuốc lại vô cảm với bệnh nhân… Họ dường như đang đi ngược lại sứ mệnh nghề nghiệp của mình. Đơn giản bởi thầy thuốc là người đã tiếp xúc với quá nhiều sự đau đớn cả về thể xác và tâm hồn của bệnh nhân, thập chí phải thường xuyên tiếp xúc với cái chết. Và để họ giữ được bình tĩnh và làm tốt công việc của mình, họ bắt buộc phải “miễn dịch” với sự đồng cảm trên nỗi đau và sự mất mát của người khác. Họ dần trở nên vô cảm với chính người thân, chính gia đình và cộng đồng. Hay cô giáo mầm non, người hàng ngày tiếp xúc với tiếng khóc, sự ăn vạ của các em bé, … và để cô bình tĩnh đối phó với mọi tình huống, cô dần học cách “lơ” với hầu hết sự đòi hỏi. Dần dần, nó làm cô trở nên vô cảm với tiếng khóc của trẻ, vô cảm với những lời giải thích vụng về chưa đủ ngôn từ thuyết phục và dần dần bỏ mặc hay không quan tâm đến các nhu cầu của trẻ nữa….
  • Đóng góp vào việc làm chai lì hóa cảm xúc của cộng đồng, truyền thông và mạng xã hội cũng góp một vai trò lớn. Những nhà báo, những nhà văn, những ký giả hàng ngày viết bài về tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, bạo hành gia đình,… đều dần trở nên quen thuộc với các kiểu giật tít bài gây sốc để câu view. Mà một điều đơn giản đó là đã bị “sốc” thường xuyên thì độc giả sẽ miễn dịch dần với “sốc” và giảm cảm xúc. Họ dễ dàng cảm thấy cái xấu, cái ác trở thành bình thường, và bị lãng quên nhanh chóng. Giới truyền thông bằng những kỹ thuật ngôn từ và số hóa, đang biến chúng ta dần trở thành con người vô cảm mà chúng ta không hề hay biết hay chính họ cũng không nhận ra. Việc chia sẻ bài không có ý thức khiến cho những thói hư tật xấu xuất hiện với tần xuất ngày càng nhiều cũng chính là một trong số những lý do khiến cho sự vô cảm ngày càng trở nên phổ biến. Dù bạn có bình luận trái chiều hay đồng cảm, thông tin xấu mà bạn đang chia sẻ thường không mại lại lợi ích tốt đẹp hơn cho cộng đồng hay thúc đẩy con người làm điều tốt đẹp hơn, nó chỉ làm cho chín
Facebook Comments