Nhân việc mình đang triển khai dự án xây dựng hệ phương pháp đánh giá năng ứng viên qua phỏng vấn dành cho ứng viên các vị trí kế toán) nên tiện thể mình viết luôn topic 1- làm thế nào để viết một Résumé (CV- Curriculum Vitae) hiệu quả.
CV phải thể hiện được những thông tin quan trọng và cốt lõi về bản thân mình ở ngay trang đầu. CV của bạn có thể dài từ 3-4 hay thậm chí 5 trang (đối với các vị trí senior) nhưng trang đầu tiên bạn cần phải định vị được bản thân mình, hay nói cách khác- giá trị của bạn được bạn cân đo đong đếm như thế nào, ở ngay phần đầu của CV. Tại sao mình dùng từ cân, đo, đong, đếm, vì bạn cần định vị được bản thân mình một cách định lượng để người tuyển dụng có thể “định giá” được bạn ngay khi đọc trang đầu của CV.
Phần “định vị bản thân này” chỉ nên viết về nghề nghiệp (kinh nghiệm làm việc) gọi là career summary, không nên đưa những thông tin ngoài vào (trừ khi bạn nhận được một award rất lớn cho những đóng góp đạt được trong quá trình học tập và muốn nhấn mạnh điểm này.
Phần này chỉ nên nhấn mạnh, không nên ghi chi tiết quá vì mình sẽ viết chi tiết trong phần kinh nghiệm sau. Thông thường phần này chỉ nên viết từ 10-12 dòng.
Ví dụ: Trưởng nhóm phân tích tài chính cấp cao với trên 8 năm kinh nghiệm làm việc trong top 500 tập đoàn đa quốc gia lớn nhất Thế giới
Một CV nên bao gồm những nội dung chính như sau (viết theo trật tự luôn)
+ Tiêu đề (heading): Điền tên, địa chỉ, số điện thoại và địa chỉ email. Theo knh nghiệm tư vấn của LHH, bạn không nên để ngày tháng năm sinh trên CV, bởi nó thường gây ra những tác động bất lợi cho bạn nhiều hơn là lợi ích. Bởi bạn thường không biết được nhà tuyển dụng họ prefer tuổi nào, khoảng bao nhiêu,… Không nên gây ra bất lợi này cho mình ngay từ vòng gửi xe. Bạn hoàn toàn có thể trao đổi với nhà tuyển dụng về tuổi của bạn khi gặp mặt trực tiếp- nếu được nhà tuyển dụng yêu cầu
+ Phầm tóm lược kinh nghiệm (career summay- Nội dung chi tiết đã nêu trong mục 1)
+ Kinh nghiệm công việc (Employment history): Phần này Tập trung nêu những kinh nghiệm chủ đạo, những kiến thức tổng hợp, phạm vi hiểu biết, các technics hay kỹ năng (professional skills). Phần này nên sử dụng những từ ngữ mang tính nhấn mạnh, khẳng định cao và cũng chỉ tập trung ghi tóm lược, tránh liệt kê công việc mình làm. Trong phần này hãy cố gắng dùng các key words có liên quan (relevant) đến công việc mà mình dự định ứng tuyển của nhà tuyển dụng. Sau đó hãy tập trung nêu những thành quả mà bạn đạt được (Achivements) trong quá trình làm việc. Phần này nên được ghi chi tiết, thành một story (mỗi mục khoảng 2-3 câu, không nên viết quá 4 dòng/achievement). Phần này rất quan trọng, bạn có thể markup cho CV của mình, nhưng phải đảm bảo bạn đã chuẩn bị một story cho nó, để khi nhà tuyển dụng quan tâm tới achievement này và yêu cầu bạn giải thích, bạn sẽ nói về nó chính xác, hiệu quả, thuyết phục cho nhà tuyển dụng.
Trong nội dung này, cần xem xét đến yếu tố measureable. Bởi thành tựu của bạn phải được định lượng hóa thành các con số, dễ hiểu và thuyết phục nhà tuyển dụng.
Bạn có thể chia kinh nghiệm công việc theo từng vị trí và công ty cụ thể. Sau đó tóm lược nhiệm vụ chính và tập trung vào achievements. Lưu ý: viết từ công việc mới nhất (hiện tại) theo thứ tự đến công việc lâu nhất. Nếu bạn làm việc quá nhiều công ty, bạn có thể bỏ bớt những công ty ban đầu làm, khi mà công việc bạn đang làm còn khá đơn giản và không quá relevant đến vị trí mà bạn đang apply.
Ví dụ: Tiêu chẩn hóa bộ đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho ban lãnh đạo tập đoàn, đạt nhất trí trên 90% hội đồng ban quản trị và lãnh đạo cấp cao ngay từ khi triển khai ý tưởng và được áp dụng trực tiếp trong phạm vi toàn tập đoàn cũng như cơ sở sau 2 tháng xây dựng. Sau 2 năm thực hiện, hệ thống đánh giá mang lại khoản tiết kiệm 600 tỷ đồng cho công ty
+ Các giải thưởng, vinh danh: Nếu bạn có nhiều giải thưởng và được vinh danh, bạn có thể ghi thành 1 mục riêng sau kinh nghiệm làm việc. Ví dụ như mình có khoảng trên 10 giải thưởng, vinh danh nên mình điền thành mục riêng. Nếu bạn chỉ có 2-3, bạn có thể ghi vào mục achievements nêu trên
+ Quá trình đào tạo: Education: Nên viết ngắn gọn, không cần rườm rà. Phần này bạn ưu tiên viết theo thứ tự: bằng cấp (đào tạo bài bản- từ cao đến thấp), sau đó đến các quy trình/khóa học đào tạo khác mà bạn đã tham dự (professional Development & Training), và cuối cùng là thành viên các câu lạc bộ, hay tổ chức chuyên nghiệp (như CPA, ACCA, CIMA,…). Lưu ý là nhớ điền năm bạn hoàn thành
Ví dụ:
Học viện tài chính- Thạc sỹ- 2011
Học viện tài chính- Cử nhân- 2007
Oracle (2011- Thailand); SAP (2008- Malaysia); Đào tạo lãnh đạo (2014- trường cán bộ lãnh đạo)…
Thành viên hiệp hội ACCA, CPA, CIMA,…
+ Các mục khác: Bao gồm: các kỹ năng, các Reference (người giới thiệu hay tham khảo)
– Khi xem lại CV của bạn, hoặc hãy thử ngồi trước gương để đưa ra các câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể hỏi nếu xem hồ sơ của mình. Cố gắng diễn đạt mọi tình huống một cách đơn giản, hiệu quả và thuyết phục. Và hãy thử đặt mình vào địa vị của người interview xem liệu là nhà tuyển dụng thì họ có tuyển mình không. Nếu câu trả lời là không, cần phải xem lại và đính hướng lại cách viết cũng như cách trả lời
– Hãy chắc chắn CV của bạn không có bất kể lỗi nào sau đây: Sai chính tả, sai ngày tháng, viết hoa không theo quy tắc, bôi màu không theo quy tắc, đậm nhạt không theo quy tắc, font chữ không theo logic nào…
– Hãy viết một bản CV nháp trước, sau đó chỉnh sửa dần dần những chi tiết nhỏ. Vì bạn cần phải giữ một mạch viết liên thông, trau chuốt ngay từ đầu. tránh viết theo kiểu văn phong liệt kê, văn phong không logic hay văn phong thay đổi giữa những phần có nội dung giống nhau trong một chủ đề. Tức là bạn cần đảm bảo tính consistency
– Nếu bạn không sẵn sàng để điền reference cho mình, hãy bỏ qua. Hoặc bạn có thể điền: “References available upon request”
– Đừng nói quá hoặc sai sự thật về quá trình đào tạo của bản thân. Nếu bạn là sinh viên cao đẳng, đừng ghi là đại học. Nếu là bằng tại chức, đừng ghi là chính quy. Bởi bất kỳ thông tin sai lệch hay gian dối nào trong CV có thể sẽ được screen, verify và khi đó, bạn vính viễn mất đi cơ hội đi làm cho nhà tuyển dụng đó. Bởi chẳng có nhà tuyển dụng nào chấp nhận sự dối trá
– Không để bất kỳ khoảng thời gian trống nào (gap) trong CV của mình. Nếu bạn có khoảng thời gian nghỉ vì lý do riêng, bạn hãy ghi trong hồ sơ của mình theo năm thay vì ghi theo tháng. Ví dụ: Công ty TNHH ABC, 2008-2011
– Không điền những thông tin không liên quan đến vị trí bạn ứng tuyển. Nếu bạn ứng tuyển vào làm vị trí kế toán tổng hợp cho một công ty, không cần đưa thông tin bạn là thành viên câu lạc bộ nhảy, hay bạn đã từng đạt giải cắm hoa nghệ thuật của thành phố
– Tránh dùng từ “tôi” hay “I” trong bất kỳ phần nào của CV. Bạn chỉ nên bắt đầu một câu bằng một động từ hay danh từ nhưng nên dùng những từ có tác dụng kích thích mạnh đến não bộ (action words) như: Determined, standardized, leaded, performed, implemented,… hay Xây dựng, điều phối, lãnh đạo,…
– Sử dụng các con số để định hượng hóa thành tựu của bạn trong CV
– Không viết tắt trong CV (như eg, etc, HR,.., trừ khi đó là cụm từ viết tắt thông dụng mà ai cũng hiểu (VD: ACCA, CPA,..)
– Chỉ viết viết CV trong khoảng 3-4 trang. Nếu dài quá hãy cố gắng cắt ngắn lại
– Điền tiền, email, số điện thoại của bạn ở footer tất cả các trang, nhằm đảm bảo nhà tuyển dụng có thể dễ dàng liên hệ với bạn dù theo bất kỳ cách thức nào
– Đảm bảo những vấn đề bạn đã định vị bản thân trong phần summary phải được làm rõ hoặc bổ trợ thêm bởi phần kinh nghiệm nghề nghiệp ở trang 2,3 trong CV
– Cố gắng format CV của bạn để trông dễ nhìn, dễ đọc, dễ hiểu, dễ tìm kiếm thông tin. Nhiều người không dùng các formats chuẩn, nên khi nhà tuyển dụng đọc CV, rất khó nhận dạng đoạn nào viết cho nội dung lớn nào. CV cũng ko có trọng tâm, thành ra tổng quan CV rất mờ nhạt và lan man
– Không sử dụng các màu sắc lòe loẹt trong CV. CV nên được viết bằng mực đen (chữ đen) trên nền trắng. Tránh viết CV có nhiều màu trông lòe loẹt và không chuyên nghiệp
– Không nên kẻ CV thành bảng, làm giảm tính chuyên nghiệp khi nhìn vào CV
– Sử dụng các chấm tròn (round bullet) thay vì các gạch đầu dòng, dấu cộng hay các ký hiệu khác. Theo quan điểm các chuyên gia tâm lý, sử dụng dấu tròn cho cảm giác ứng viên là người đáng tin cậy hơn, cũng như đạt hiệu ứng tâm lý tốt hơn cho nhà tuyển dụng
Có 2 loại CV: 1) Chronological- CV theo thời gian and 2) functional- CV viết theo chuyên môn
CV viết theo thời gian nghĩa là bạn liệt kê kinh nghiệm theo thứ tự thời gian và nhà tuyển dụng. CV này dành cho đại đa số mọi người. Tuy nhiên khi bạn làm việc cho nhiều công ty và các công ty không lớn lắm, hãy thay đổi bằng cách viết CV theo hướng nhấn mạnh vào chuyên môn và thành tựu.