TRẦM CẢM

Cách đây không lâu, tôi được nghe một tin sốc về một đồng nghiệp cũ của tôi đã nhảy lầu tự tử. Liên tiếp là những thông tin về tự tử của một số người khác rất gần nữa, mà nguyên nhân hàng đầu có thể là TRẦM CẢM. Trầm cảm có nhiều nguyên nhân nhưng với cs hiện đại ngày nay, nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ STRESS kéo dài. Tin sốc khiến tôi suy nghĩ mãi về thông tin mà tôi đã đọc được hai năm trước: hàng năm trầm cảm cướp đi tính mạng của 850.000 người trên toàn thế giới. Tỷ lệ khả năng một người mắc trầm cảm trong suốt cuộc đời là 20%- cao hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Chỉ tính riêng ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 40.000 người tự tử do trầm cảm, tức là cứ mỗi ngày có khoảng 100 đồng bào của chúng ta ra đi… Đến năm 2020, tức là ước tính trong vòng 3 năm nữa, số ng chết vì trầm cảm mỗi năm đứng thứ 2 trong tất cả các bệnh, với khoảng 120 triệu người mắc trên toàn thế giới, lớn hơn rất nhiều toàn bộ dân số của nước mình.

Cuộc sống ngày càng mệt mỏi, áp lực và nguy cơ mắc trầm cảm rất cao. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng bị stress, và khi stress kéo dài, nguy cơ trầm cảm càng cao. Và những người có nguy cơ mắc trầm cảm cao nhất, tiếc thay thường là những người tài năng và giữ những vị trí cao trong xã hội. Bởi vì càng tài năng, áp lực của xã hội càng cao, kỳ vọng của người thân và bạn bè càng lớn, cũng như mục tiêu bản thân càng nhiều. Trước một thông tin tự tử vì trầm cảm, những người không hiểu chuyện sẽ cho rằng: dại dột, ngu ngốc, thiếu gì cách, sao phải thế, áp lực và stress sao không nghỉ ngơi, bạn bè đâu sao không chia sẻ…. Xin thưa, tất cả những ai nghĩ như vậy, chắc chắn không hiểu trầm cảm là gì.

Tôi nhớ lại thời điểm tôi rơi vào tận cùng của bế tắc, đó là lúc tôi không còn bất kỳ nhu cầu gì. Nếu như bạn còn muốn chia sẻ với ai đó thì nghĩa là bạn đã may mắn hơn vì mức độ trầm cảm của bạn chưa nặng. Khi một người rơi vào tận cùng của bế tắc và áp lực, họ không buồn nói, không buồn làm gì, tất cả mọi thứ đều trở thành gánh nặng, sự quan tâm ko đúng cách của người thân tự nhiên trở thành áp lực. Họ thậm chí chỉ muốn một mình, xung quanh không ai làm phiền, vô cảm và tự đẩy mình vào hết vòng luẩn quẩn nọ đến vòng luẩn quẩn kia ko sao thoát nổi. Những an ủi như sau ko những không làm giảm áp lực cho họ, giúp họ giải thoát mà ngược lại càng làm tăng thêm mức độ tệ hại:

– cố gắng lên
– có gì đâu mà suy nghĩ
– mày điên à? 
– thế mà cũng căng thẳng
– vì con/bố mẹ một chút đi
– mạnh mẽ lên
– đừng yếu đuối như thế

Đối với người trầm cảm, CỐ GẮNG là sự dã man nhất bởi vì họ đã cạn kiệt nguồn sống, đến mức nếu chỉ nghe thấy từ cố gắng, họ đã thấy bất lực rồi. 
Khi tôi tư vấn cho bạn, những người đang có nguy cơ rơi vào bế tắc, áp lực và mệt mỏi, tôi luôn nói rằng:
– không cần phải cố gắng bất cứ điều gì cả
– nếu có thể thì cứ tung hê hết đi
– hãy nghỉ một chút
– hãy đi dạo đi
– hãy nghe một bản nhạc mình yêu thích thời trẻ
– hãy làm bất kỳ điều gì mình cảm thấy thích
– đừng nghĩ đến bất kỳ ai mà mình ko muốn nghĩ đến cả
– hãy buông những gì có thể buông đi…

Trong cuộc sống này, nhiều khi chỉ một câu nói thôi, cũng có thể cứu được một người, và một câu nói cũng có thể hại một mạng người.

Nếu ai đó đang bị căng thẳng hoặc căng thẳng kéo dài, hãy dừng mọi suy nghĩ lại, làm điều bạn thích và đẩy bớt các gánh nặng, đừng quan tâm đến kỳ vọng hay ánh mắt của người ngoài… Buông được thứ gì thì nên buông thứ ấy. Đó là cách duy nhất bạn tự cứu bản thân mình!

Facebook Comments