KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN
Giới thiệu khóa học
Bạn đã quản lý thời gian tốt chưa?
Ngày làm việc ngày càng trở nên dài hơn, đôi khi dài ra như vô tận. Vì vậy, kỹ năng quản lý thời gian ngày càng trở nên quan trọng với tất cả mọi người. Đối với nhân viên y tế, điều này trở nên then chốt hơn bao giờ hết vì ngành y tế là ngành dịch vụ phục vụ đời sống và sức khỏe mà đòi hỏi phản ứng nhanh và gần như tức thì. Nhưng bạn có biết rằng, kỹ năng quản lý thời gian không vì sự đặc thù ngành nghề hay sự tăng lên của công việc mà nhân sự các ngành đó ngày càng giỏi về quản lý thời gian hơn các ngành khác đâu. Sự thật là dù ở bất kỳ ngành nghề nào, sự lãng phí thời gian đều xảy ra.Những con số thống kê sau trên toàn thế giới sẽ khiến bạn ngạc nhiên:
Một nhân viên văn phòng thông thường kiểm tra email của họ 50 lần và các nền tảng mạng xã hội của họ 77 lần mỗi ngày khi họ đang làm việc.
Đại học Harvard đã thực hiện một nghiên cứu và phát hiện ra rằng các công ty Mỹ mất khoảng 65 tỷ đô la. Điều này là do nhân viên của họ đang bị thiếu ngủ.
Khi nói đến việc lập kế hoạch phân bổ thời gian cho các nhiệm vụ, chúng ta đánh giá thấp thời gian thực hiện một nhiệm vụ hầu như mọi lúc. Hầu hết các nhiệm vụ mất gấp đôi thời gian chúng ta nghĩ.
Những người làm việc tại một không gian làm việc lộn xộn hoặc không có tổ chức thường dành 1,5 giờ/ngày (trung bình) để tìm các vật dụng bị thất lạc.
Trong số 10 người tham gia một cuộc họp, 9 người thường mơ mộng và không tập trung trong cuộc họp đó.
Người quản lý trung bình dành ba giờ mỗi ngày để xử lý những sự cố và gián đoạn không lường trước được.
Nếu bạn dành 10-12 phút để lập kế hoạch cho một ngày của mình, bạn sẽ tiết kiệm được tới 2 giờ thời gian mà nếu không sẽ lãng phí.
Trong số thời gian dành cho một ngày làm việc, 80% được dành để làm những công việc có giá trị nhỏ hoặc không có giá trị và chỉ 20% được dành để làm việc gì đó quan trọng.
Trong vòng 20 năm qua, thời gian một người làm việc đã tăng 15%, trong khi thời gian cá nhân của cùng một người giảm 33%.
62% người làm việc toàn thời gian cho biết họ bị đau nhức liên quan đến công việc. 38% cho biết bị đau tay, 44% mỏi mắt và đau, và 34% cho biết khó ngủ do căng thẳng.
KỸ NĂNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN
Giới thiệu khóa học
Bạn có biết, quản lý tài chính cá nhân là khủng hoảng của mọi dân tộc, đất nước trong thế kỷ 21 này, đặc biệt là những nước giàu. Ngay như ở Mỹ, nước có thu nhập bình quân đầu người luôn nằm trong top 7, tính tới 2020 là 63,544 USD/người/năm (Khoảng 1,46 tỷ đồng), cao gấp 21 lần so với thu nhập bình quân người Việt Nam (khoảng 70 triệu đồng/năm), thì không có nghĩa người dân Mỹ nào cũng viên mãn về tài chính.Những con số biết nói sau đây về người Mỹ sẽ khiến bạn ngạc nhiên:
- Chỉ 39% người Mỹ có quỹ dự phòng tài chính từ 1000 USD (Khoảng 23 triệu đồng) trở lên
- 32% người dân đến tuổi nghỉ hưu không có bất kỳ một khoản tiết kiệm nào
- 33% người Mỹ chỉ trả được mức tối thiểu dư nợ thẻ tín dụng hang tháng (63-68% người Mỹ trưởng thành luôn có dư nợ thẻ tín dụng)
Có thu nhập và biết cách quản lý tài chính là hai việc tưởng như liên quan mật thiết, nhưng có vẻ không như vậy khi nhìn vào các con số thống kê ở cả những nước có nền kinh tế phát triển. Hào nhoáng của sản phẩm, dịch vụ, xu hướng tiêu dùng, nhu cầu thỏa mãn ham muốn vật chất,… đang dẫn dắt con người và dần biến con người thành “con nợ” của các tập đoàn kinh tế về hàng tiêu dùng và dịch vụ hàng đầu thế giới. Con người rất dễ bị cám dỗ bởi những thứ tiện dụng, hào nhoáng, đẹp đẽ từ các hình ảnh quảng cáo và truyền thông để ngày càng chi tiêu nhiều hơn cho những sản phẩm mới, công nghệ mới, dịch vụ mới và tự biến mình thành những con nghiện mua sắm, để rồi rơi vào nợ nần và mất khả năng thanh toán.
Thống kê cho thấy người Mỹ đã chi tiêu khoảng 18,000 USD/năm (khoảng 414 triệu đồng) cho những thứ vô bổ mà sau đó khiến họ hối hận và nợ bình quân đầu người là khoảng hơn 2 tỷ đồng (tính tới năm 2020). Quản lý tài chính cá nhân ngày càng khó khăn do nhu cầu chi tiêu ngày càng gia tăng cùng với sự gia tăng của xu hướng tiêu dùng, thị hiếu, sự gia tăng nhu cầu các sản phẩm dịch vụ, sự dẫn dắt chi tiêu của những sản phẩm công nghệ phục vụ đời sống,v.v... Vấn đề khó khăn nhất trong quản lý tài chính cá nhân không còn là làm sao kiếm được thêm tiền mà là làm sao giữ lại được tiền trong túi (!). Chi tiêu thông minh, lựa chọn tiêu dùng thông thái trở thành thử thách của bài toán “giữ tiền” mà chúng ta vừa nói tới.
Người Việt Nam có truyền thống tiết kiệm và dè xẻn chi tiêu, nên khi thu nhập tăng lên, chúng ta có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn (71% người Việt ưu tiên cho tiết kiệm). Nhưng liệu chúng ta có thực sự quản lý tài chính tốt chưa? Thói quen nào chúng ta nên điều chỉnh để trở thành người tiêu dùng thông minh? Làm sao để chúng ta gia tăng thêm thu nhập trong dài hạn? Chúng ta cần dự phòng tài chính bao nhiêu? vẫn là những câu hỏi để mở, đặc biệt với những gia đình trẻ có nguồn thu nhập hạn chế nhưng nhu cầu tiêu dùng lại lớn.
Nếu bạn đang lo lắng về tiền bạc, hoặc bạn luôn cảm thấy bất an về mức độ an toàn tài chính của mình, hay bạn chưa biết phải thay đổi điều gì trong mục tiêu tài chính cá nhân và gia đình thì đây là khóa học dành cho bạn. Khóa học sẽ dần dần giúp bạn hiểu bạn cần phải làm gì để quản lý tiền của mình thật tốt, và dần dần đạt được mức tự do về tài chính, hướng cuộc sống mình đến mục tiêu viên mãn và hạnh phúc.